TÁC GIẢ
ĐỖ TRƯỜNG


Nhà Văn Đỗ Trường

 Đỗ Trường người Nam Định, tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm năm 1980. Sau thời gian theo học Khoa Anh Ngữ tại Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội, năm 1987 ông nghỉ học, đi buôn rồi theo lao động xuất khẩu sang CHDC Đức. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, ông ở lại và cùng cả gia đình định cư tại thành phố Leipzig, CHLB Đức. Tác phẩm đầu tay là tập truyện “Không Bao Giờ Thành Sẹo” do Vipen xuất bản 2013. Sau đó là “Về Miền Ký Ức” (tạp bút),“Đất Nước Với Những Đường Cong”, “Không Thể Sống Trong Im Lặng”, “Từ Hộ Chiếu Buồn Đến Đau Thương Hành” (xuất bản năm 2019, là một tác phẩm đặc biệt nói về những khổ nạn mà chính quyền CS Việt nam đã hành xử đối với ông, vì những bài viết của ông), và mới nhất là “Men Còn Đọng Lại Đáy Vò”, viết về một số tác giả tiêu biểu, những người lính cầm bút miền Nam (Nhân Ảnh xuất bản năm 2022.) Ngoài ra, là một loạt các truyện ngắn, tùy bút, ký sự, biên khảo đựợc độc giả khắp nơi đón nhận khá nồng nhiệt.

 Sự nghiệp văn chương chưa dày lắm, nhưng tên tuổi ông đã nổi bật cả trong lẫn ngoài nước, bởi các bài nghiên cứu khá tường tận, với những nhận định một cách khá công tâm, sâu sắc, tinh tế về nềnvăn học miền Nam, đặc biệt qua những tác giả vốn là những người lính cầm bút trong và sau cuộc chiến.

Lần đầu tiên tôi biết và đặc biệt lưu ý tới Đỗ Trường, cách nay hơn mười năm, khi đọc được bài viết “Những Giải Văn Học Không Có Thật”. Ông phê phán (có thể gọi là lên án) Hội Nhà Văn Việt Nam tại Hà Nội đã trao giải thưởng cho tác phẩm Dị Hương của một tác giả trong nước:

Ngắc ngứ mãi, rồi tôi cũng đọc xong truyện ngắn Dị Hương của Sương Nguyệt Minh. Quả thật, ngoài những pha làm tình mang dáng dấp từ truyện Đồi Thông Hai Mộ, Gia Long Nguyễn Ánh hiện lên đậm tính lục lâm thảo khấu với giọng văn kiếm hiệp phương Bắc. Còn lại tôi không tìm được điều gì khác tác giả muốn chuyển tải đến người đọc.” (Theo Pham Tín An Ninh)


 
THƯ MỤC

STT
ĐỀ MỤC (bấm vào đề tài đọc tiếp)
TÁC GIẢ









5
Đỗ Trường: Người Chuyên Chở Văn Học Miền Nam Qua Vũng...
Phạm Tín An Ninh
4
Vịn Vào Lục Bát - Điểm Tựa Cuối Cùng Của Trần Hoài Thư
Đỗ Trường
3
Một Bài Thơ Thế Sự Hay Của Hoàng Nhuận Cầm
Đỗ Trường
2
Văn Học Miền Nam - Một Góc Nhìn
Đỗ Trường
1
Nguyễn Đức Sơn - Chập Chờn Trong Cõi Hư Vô
Đỗ Trường

 


Nhóm mạng
Việt Nam Văn Hiến

www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật thường xuyên)

www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)

www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)

www.vietnamvanhien.info (Tủ Sách Văn Hiến, có hơn 11250 Tác phẩm )

Email:thuky@vietnamvanhien.org 



Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và

phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.

Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
 kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn Hiến.